.
Trong tất cả các Gia phả để lại, có gia phả Ngành III - Tứ Kỳ Thượng- Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ- Hải Dương, ghi chép khá đầy đủ từ đời cụ Đức Thủy Tổ đến sau này 15 đời con lưu lại rõ ràng, phần đầu ghi chép chưa được tỉ mỉ, các phần sau, ghi rõ ràng hơn, một số chi tiết cuối gia phả rất khó sắp xếp, vì không rõ tên.
I - Chi tộc Tứ Kỳ Thượng - Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương-
A- Sơ lược tóm tắt họ Nguyễn Thái Bạt - Chi tộc Tứ Kỳ Thượng - Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương.
-Thôn Tứ Kỳ Thượng có lịch sử từ 750 - 800 năm, làng trước kia có tên gọi là Làng Cờ ( Thôn Chợ Cờ vì có chợ buôn bán bằng đường thủy rất sầm uất).
- Thành Hoàng làng là Ông Đinh Công Lang, có 7 sắc phong của các đời vua còn nguyên bản,
- Có ngôi chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Hải Dương
- Có 1 văn chỉ là 1/5 làng trong huyện Tứ Kỳ được bộ Lễ công nhận làng có Tiến Sỹ ( Theo lịch sử Đảng bộ Tứ Kỳ)
+ các Tiến sỹ học vị của làng như sau:
1- Trần Hoành - Khoa thi 1487 - Tiến sĩ xuất thân
2- Phạm Bình Toàn - Khoa thi 1505 - Tiến sĩ - Hoàng giáp
3- Nguyễn Hoàng - Khoa thi 1530 - Tiến sĩ - Hoàng giáp
4- Nguyễn Sầm - Khoa thi 1544 - Tiến sĩ - Hoàng giáp
5- Nguyễn Thêm - năm 1993 -
Riêng Phạm Bình Toàn thi đỗ năm 1504, mộ của thân phụ ông Toàn là cụ Phạm Bỉnh Tuyển, đang an tọa tại Đống Mả Đầu, có bia khắc đá chôn cùng, phía dưới mộ cụ Nguyễn Thái Bạt.
* Dòng Họ Cụ Nguyễn Thái Bạt:
- Hiện nay ở : tại Thôn Tứ Kỳ Thượng - Xã Ngọc Kỳ- Tứ Kỳ - Hải Dương : có 3 ngành 9 chi; tại Thôn Sồi Cầu - xã Thái Học+ Thôn Đan Loan - xã Nhân Quyền cùng Huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương : có 1 chi tộc, chi tộc này 1/3 đang ở tại Quận Lê Chân - Hải Phòng, 1/4 đang ở Hà Nội, 1/8 đang ở Thái Nguyên, Yên Bái.
- Chi tộc khoảng 240 xuất đinh.
- Có nhiều phả tộc lưu truyền của các ngành các chi, đặc biệt gia phả ngành 3, còn ghi chép được trình tự, từ đời cụ Nguyễn Thái Bạt đến nay, rất rõ ràng, phần mộ cốt khí cụ Nguyễn Thái Bạt còn lưu giữ được.
* Trong gia phả cũ có ghi Tổ Tiên ở đâu không rõ, nhưng trong truyền khẩu mọi người vẫn bảo nhau các cụ từ Thanh Hóa ra, ví xưa mỗi độ xuân về ở Thanh hóa vẫn mang Đào, Hồng Cốm ra tết, đoàn còn ở lại chơi vài ngày rồi lại trở về Thanh Hóa, thực hư lúc đó chỉ biết có vậy.
* Phần cốt khí cụ Nguyễn Thái Bạt, do các Pháp Sư, Sư vãi chuyển từ đâu về không rõ, nhưng chuyển giao bằng đường thủy
1 - Chi tộc Tứ Kỳ - Bình Giang - Hải Dương
A- Gia phả Ngành 1 - Tứ Kỳ Thượng- Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương.
Do hỏa hoạn cháy nhà gia phả cũng cháy theo
B- Gia phả Ngành 2 - Tứ Kỳ Thượng- Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương.
Do hỏa hoạn cháy nhà gia phả cũng cháy theo
C- Gia phả Ngành 3 - Tứ Kỳ Thượng- Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương.
Gia phả này được chép lại bản chính ngày 22 tháng 8 năm Canh Ngọ, Niên hiệu Bảo đại, thứ 5 ( 1930: Người chép lại là cụ : Nguyễn Đắc Đệ - bằng chứ Hán, Nguyễn Văn Hùng Thuê Viện Nghiên cứu Hán nôm dịch người dịch Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Quý, để mọi người có thể xem, tham khảo được.
Trong gia phả có ghi như sau:
- Cụ Tổ Đời 1 : Nguyễn Quý Công ...( Nguyễn Thái Bạt) Là Nho sinh ở Tú Lâm Cục, Cụ Tổ bà : Chu Thị... Hiệu Ngọc Chiêu.
( Ở Tú Lâm Cục được hiểu : Tú Lâm Cục là một cơ quan Hành chính của Triều đại phong kiến- Hàm Chánh Thất Phẩm, lúc đầu cụ làm việc ở đó)
Gia phả ghi Tổ đời thứ 5 : có viết " Cụ Nguyễn Đắc Hoán thờ cúng các cụ từ đời thứ 5 trở lên" ( Như vậy Cụ Nguyễn Đắc Hoán là con trưởng tối thiểu cụ Hoán là đời thứ 6 tính từ cụ Thái Bạt, nếu tính từ Thánh Phụ, Thánh Mẫu cụ Thái Bạt, cụ Hoán là đời thứ 7. Theo dự đoán cụ Hoán là khởi tổ của Ngành I, vậy cụ Hoán là anh Cụ Nguyễn Công Tự Phúc Hiền, tổ đời 6)
- Những phân tích trên mà đúng, thì việc sắp xếp các đời các ngành không đáng lo ngại. Phần này trong họ cần bàn bạc, hiểu được cách viết gia phả của các bậc tiền nhân, chờ cho gia phả các chi các ngành dựng lên, có chi tiết sẽ cụ thể hơn.
C- Gia phả chi Bình Giang- Hải Dương
Do cụ Nguyễn Ngọc Cơ ghi chép lại niên hiệu Thành Thái thứ 8 (1903)
- Cụ khởiTổ Nguyễn Tộc Bình Giang là: Nguyễn Văn Huề - Húy Cộ,
Quê Cụ tại Thôn: Chợ Cờ - Huyện Tứ Kỳ - Phủ Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. Nay là thôn Tứ Kỳ Thượng - Xã Ngọc Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương - Thủy Tổ là Nguyễn Thái Bạt
- Cụ Là Sinh Đồ Triều Lê ( Sinh Đồ : Thi đỗ Hương Cống 3 lần, bổ dụng từ Quan tri phủ trở lên. Cụ là con Trưởng, cụ mang người con thứ của mình là Nguyễn Công Húy Thành, di cư sang Đan Ấp ( nay là Thôn Đan Loan - Xã Nhân Quyền - Huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương). Nói là di cư nhưng trong họ truyền tụng nhau là " Chạy trốn", lý do sang Bình Giang liên quan đến nạn Quan Triều, cụ không ở Đan Loan, mà đi dạy học khắp nơi.
- Cụ Nguyễn Công Húy Thành, sinh ra cụ Nguyễn Đình Tam, cụ Tam di cư lên xã Lồi Dương - Tổng Đường An - Phủ Bình Giang - Đạo Hải Dương ( Nay là thôn Sồi Cầu - Xã Thái Học - Huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương ) lập nghiệp.
-Cụ Tam sinh ra cụ Nguyễn Đình Triệt, cụ Triệt sinh ra :
+ Cụ Nguyễn Đình Hiệt là con trưởng
+ Con thứ 2 Nguyễn Đình Khoản,
+Con thứ 3 Nguyễn Đình Sung,
+Con thức 4 Nguyễn Đình Tín,
(3 cụ con thứ các thế hệ tiếp theo không thấy ghi, khi nào có thông tin bổ xung sau).
-Cụ Nguyễn Đình Hiệt sinh ra 6 người con:
+ Cụ Nguyễn Đình Thời (Doan), là con trưởng, sinh ra chi Nguyễn Tộc Sồi Cầu ngày nay.
+Con thứ: 2 cụ Nguyễn Đình Phù,
+Con thứ 3: cụ Nguyễn Đình Lai,
+Con thứ 4: cụ Nguyễn Đình Châu,
+Con thứ 5: cụ Nguyễn Đình Nhạc,
+Con thứ 6: cụ Nguyễn Đình Lọ, cụ lấy vợ về Đan Loan, sinh ra chi Nguyễn Tộc Đan Loan ngày nay.
Từ cụ thứ 2 là cụ Nguyễn Đình Phù, cụ Nguyễn Đình Lai, cụ Nguyễn Đình Châu, cụ Nguyễn Đình Nhạc, không thấy ghi gì, chờ khi nào có thông tin thì bổ xung sau.
Gia phả viết tính đến nay là 13 đời, cách viết đầy đủ, tỷ mỉ, viết bằng chữ Hán đã được dịch ra chữ quốc ngữ. Việc còn lại là khớp bên Nguyễn Tộc Tứ Kỳ, xem thuộc ngành nào, chờ khi dựng hết gia phả lên sẽ có căn cứ khoa học để xác định.
2 - Chi tộc Bình Phiên - Ngọc Liên - Cẩm Giàng - Hải Dương
Bắt đầu ghi từ cụ Cảo từ Thanh Hóa ra, về làng Bình Lãng ( Bình phiên) ngày nay, thấy dân làng tế lễ cụ Thủy Tổ, cụ đứng khó dưới gốc cây, dân làng thấy lạ đến hỏi cụ cụ kể lại: Cụ Nguyễn Thái Bạt bị Mạc Đăng Dung ép vời vào cung cụ giả vờ mắt kém xin đến gần Đăng Dung đối sự, nhân đó cụ nhổ vào mặt Đăng Dung, đập đầu xuống nền điện tự vẫn. Sau bị chu di con cháu phải chạy vào Thanh Hóa, ở ẩn chuyển họ là Nguyên, nghĩa là chữ Nguyễn bỏ đi một nửa. Cụ Cảo được dân làng yêu mến cho nhập hương cũ cho phục hồi lại Họ.
Gia phả viết đến nay được 10 đời.
3- Chi tộc Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét