Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

HÀNH TRÌNH VẤN TỔ TÌM TÔNG HỌ NGUYỄN THÁI BẠT


Kính gửi: Các thành viên trong Nguyễn Tộc -
Đức thủy tộc Nguyễn Thái Bạt
I- HÀNH TRÌNH VẤN TỔ TÌM TÔNG - ĐỨC THỦY TỘC NGUYỄN THÁI BẠT.
Phần dẫn phả xin được bắt đầu từ 30-04-2009 đoàn Nguyễn Tộc Bình Giang, gồm 4 người, theo các cụ Tổ Tiên dặn lại, mỗi lần đi thanh minh, tảo mộ cụ tổ Nguyễn Văn Huề Húy Cộ " Vì nạn quan triều dẫn người con thứ của mình là Nguyễn Công húy Thành chạy sang Đan ấp ( nay là Thôn Đan loan - Xã Nhân Quyền - Huyện Bình Giang- Tỉnh Hải Dương) để lập nghiệp" Cụ Cộ là Sinh đồ Triều Lê ( Sinh đồ thi đỗ hương cống ba lần, bổ dụng từ quan tri phủ trở lên) lúc đầu Cụ ở Thôn Chợ cờ - Xã Tứ Kỳ - Phủ Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. Nay là thôn Tứ Kỳ Thượng- Xã Ngọc Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương. Cụ Thủy tổ Nguyễn Thái Bạt, trong họ tương truyền rằng Cụ là vị tướng trong triều cụ thể thế nào? Không ai được rõ ? Việc chưa tìm thấy nguồn gốc cụ Tổ Nguyễn Văn Cộ, luôn là nỗi ray rứt của Nguyễn Tộc Bình Giang. Sau nhiều lần trao đổi bàn bạc trong họ đoàn Nguyễn Tộc Bình Giang, gồm 4 người: 1- Bà Trần Thị Tí- 82 tuổi - Vợ ông Nguyễn Văn Đề. 2- Ông Nguyễn Văn Bình - 73 tuổi - em trai ông Nguyễn Văn Đề. 3- Nguyễn Văn Hùng - 49 tuổi con trai ông Nguyễn Văn Đề. 4 - Hoàng Bá Phương - 41 tuổi con nuôi ông Nguyễn Văn Đề. Ông Đề hiện là người cao tuổi nhất trong dòng họ, gia đình ông đang ở đất của tổ tiên nhiều đời để lại, ông đang thời cúng tổ tiên, do bố ông truyền là cụ Nguyễn Văn Huề ( Thủ Huề) truyền lại. Chuẩn bị bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 200.000, tìm đường sang Thôn Chợ Cờ- Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương vừa đi vừa hỏi thăm. Trước lúc đi ông Nguyễn Văn Đề năm nay 83 tuổi có dặn : " Năm ông Đề 12 tuổi tức 1939, ông Đề còn bé, gia đình có công việc thấy đoàn Tứ Kỳ sang. Đúng 7 giờ 15 phút xuất phát từ nhà ông Đề, đi theo đập Bá Thủy, đến thị trấn Gia Lộc- sang Gia Khánh - qua Cầu Cờ (Trước kia là Đò Cờ)- Vào thôn Chợ Cờ. Ông Bình có kinh nghiệm hỏi thăm vào nhà cụ cao tuổi nhất làng còn minh mẫm. Lúc đó gặp bà chăn trâu ở ven đường hỏi thăm bà nói : " Trong làng giờ đây còn cụ Phạm Văn Tăng 92 tuổi còn minh mẫn các ông vào hỏi thử xem sao ? Đoàn Bình Giang vào gặp cụ Tăng, ông Bình giới thiệu là Họ Nguyễn bên Bình Giang, sang bên này tìm Họ. Cụ Tăng kể ngay về dòng Họ Nguyễn Thái Bạt, cụ nói theo lời ông của Cụ kể lại: " Trước kia nhà Nguyễn Thái Bạt có hai ngôi mộ đặt ở khu Giếng Mực ngày nay, trong lúc Nguyễn Thái Bạt bị ép vời vào cung, gần đến ngày Thanh Minh, dân làng bàn chuyển hai ngôi mộ này để đào Giếng Mực, sau đó họ chuyển vào ban đêm không ai biết chuyển đi đâu, Nguyễn Thái Bạt vào triều mất chức quan và 6 người trong họ đi theo, các ông ra mà xem ở khu Giếng Mực ấy. Ông Bình hỏi tiếp cụ Tăng là: Con cháu cụ Nguyễn Thái Bạt còn ai không; cụ Tăng trả lời không còn ai thì phải. Đoàn Bình Giang khá bi quan. Ông Bình lại hỏi cụ Tăng, xin cụ cho biết làng ta có mấy họ Nguyễn. Cụ nói có: Nguyễn Thành, Nguyễn Vóc, Nguyễn Quý. Đoàn Bình Giang cảm ơn cụ Tăng biếu chè cụ, mừng tiền chúc thọ cụ, xin phép cụ đi tìm tiếp Họ Nguyễn trong thôn, hai chú cháu đi đến cổng chùa quay lại, gặp mộ phụ nữ trung niên hỏi thăm chị nói : Làm dâu nên không biết được, chị nói chị biết nhà trưởng tộc, các ông vào nhà trưởng tộc để hỏi thăm xem sao, vị trí đó cách nhà anh Nguyễn Văn Thành trưởng tộc khoảng 20m. Đoàn Bình Giang ông Bình và cháu Hùng vào xem thế nào ? Chẳng biết có đúng không? Bà Đề và Phương trông xe. Anh Thành mời vào nhà pha nước uống, ông Bình giới thiệu là Họ Nguyễn bên Bình Giang, sang tìm cụ Thủy Tổ là Nguyễn Thái Bạt, anh Thành nói ngay cháu là Tộc trưởng, hai bên gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Anh Thành kể lại một số thắc mắc trong dòng họ đang tồn tại, về hai ngôi mộ Thủy tổ Nguyễn Thái Bạt. Vì chưa rõ có tìm thấy không nên đoàn Bình Giang chưa chuẩn bị lễ. Sau đó đoàn mua lễ thắp hương tại nhà anh Thành, anh Thành đưa ra ngoài mộ thắp hương cho cụ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, mộ xung quanh xây hết rồi còn lại mộ cụ chỉ xây quây gạch, có tâm bia công đức, chữ theo năm tháng đã mờ hết .
Đoàn Bình Giang bàn với trong họ đến 20- 8 là ngày giỗ của cụ Nguyễn Thái Bạt, tiến hành làm lễ nhận họ, trong niềm súc động của cả dòng tộc Bình Giang đã tìm được cội nguồn của mình. Nội dung nhận Họ đã xong, nhiều thắc mắc trong Họ đã hóa giải được, trong họ bàn bạc tiến hành xây dựng mộ cho thủy tổ Nguyễn Thái Bạt. Ngành III đang lưu giữ quyển gia phả ghi bằng chữ nho, người giữ là Nguyễn Văn Cẩm, ông Yến ngành II đưa Ông Bình và cháu Hùng đến xin mượn bản phô tô để dịch cho nhiều người xem được( vì viết chữ nho nên người xem sẽ bị hạn chế), thuê Viện nghiên cứu Hán nôm dịch, người dịch là thạc sĩ: Nguyễn Hoàng Quý. Trong gia phả ghi Cụ Nguyễn Quý Công...( Nguyễn Thái Bạt) lúc đầu làm ở Tú Lâm Cục, cụ bà Chu Thị... Ngọc Chiêu, quê quán ở đâu, không ai được rõ cho nên không dám ngộ nhận? Nhiều người trong họ tin rằng cụ là người Thanh Hóa. Vì theo các cụ trong Nguyễn Tộc Tứ Kỳ kể lại: Ngày xưa mỗi độ xuân về tết đến ở Thanh hóa, thường mang Hồng Cốm và Đào ra chúc tết, đoàn còn ở lại chơi vài 3 ngày rồi mới trở lại Thanh Hóa. Cũng vì chi tiết này mà chúng tôi tìm kiếm trên mạng Internet hàng tháng trời, những bài viết về vùng Lam Sơn- Thanh Hóa, Hùng thường nói với chú Bình, Tú Lâm Cục là cơ quan, không phải tên địa danh. Sau này hỏi lại người dịch cũng nói là Tú Lâm Cục quán, là cơ quan hành chính của chế độ phong kiến, hàng Quan thất phẩm, cụ nhà ta lúc đầu làm ở đó.
Mọi công tác chuẩn bị xây mộ cụ Thủy Tổ đã xong, với tinh thần không thể xây mộ cụ như dân thường được, mộ cụ là đẳng cấp Quan Triều do vậy phải thiết kế theo kiểu Lăng Mộ, có hoa sen thể hiện cho sự trong sạch, sức sống mãnh liệt; có sách bút thể hiện của hàng quan triều, trên cùng thể hiện vinh quy bái tổ, bàn thờ Hổ phù tứ linh, mộ xây tròn, vì thế đất mộ cụ cao nhất khu cho nên, đến nay mộ cao nhất, có đường đi chữ chi tạo nên tụ khí cho ngôi mộ, lúc này mọi người nghĩ ra ý tưởng như vậy, chưa ai nắm chắc được tiểu sử của cụ Thủy tổ.
- Khởi công xây dựng ngày: 22-10 Kỷ sửu ( 08-12-2009)
- Khánh thành ngày : 30-11 Kỷ sửu ( 14-01-2010)
Buổi lễ khánh thành long trọng, hậu duệ khắp mọi nơi kéo về dự, trong niềm vui xung sướng của cả dòng họ.
Lúc đầu chi tộc Bình Giang có nghĩ là cụ thuộc Triều Tây sơn, sau đó có em Nguyễn Ngọc Cân, chi Nguyễn tộc Bình Giang, hiện đang thường trú tại: 72 Cát cụt - Lê chân- Hải Phòng, điện cho Nguyễn Văn Hùng nói rằng : Khâm định Việt sử Thông giám cương mục Chính biên tập 27 có viết, Mạc Đăng Dong( Dung), giết vua Lê đoạt ngôi, cụ Nguyễn Thái Bạt, người Bình Lãng, Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, cụ bị Mạc Đăng Dung, ép vời vào cung, cụ giả vờ thanh manh ( mắt kém), đến gần Mạc Đăng Dung, nhân đó cụ nhổ vò mặt Đăng Dung, chửi mắng ầm ĩ, rồi đập đầu xuống nền điện tự vẫn.
Cuộc tìm kiếm chuyển sang hướng khác, Nguyễn Văn Hùng sau nhiều ngày đọc sách tìm kiếm trên mạng, thấy rằng: Khâm định Việt sử thông giám Cương mục tập 27 còn nói: Đăng Dung sợ lòng người tưởng nhớ Nhà Lê sinh ra binh biến, vỗ về một cách giả tạo, tìm các con cháu của các trung thần tiết nghĩa, vời họ ra làm quan, nhưng con cháu các trung thần đó, trốn vào rừng sâu thay tên đổi họ, kết thành đảng phái chống lại nhà Mạc, hoặc trốn đi nước ngoài.
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục tập 33 có nói: Năm 1666 với bản tấu của Phạm Công Trứ, đề nghị vua Lê Huyền Tông tuyên dương 13 vị trung thần tiết nghĩa, trong đó có cụ Nguyễn Thái Bạt, phục hồi chức quan, sắc phong trung đẳng thần, lập đề thờ tiết nghĩa tại tại làng thể lệ như tế lễ bách thần, tại thôn Bình Phiên- xã Ngọc Liên- Huyện Cẩm Giàng- Tỉnh Hải Dương ngày nay, tê lễ cụ tổ chức vào ngày 14 - 1 hàng năm.
- Sau nhiều ngày tìm, thấy rằng Viện nghiên cứu Hán Nôm đang quản lý các tài liệu viết về cụ Nguyễn Thái Bạt, vì cụ là Tiến sĩ Hoàng Giáp, khoa thi Canh Thìn năm 1520, cho nên chúng tôi sang văn miếu Quốc Tử Giám không thấy có tên trong văn bia, sau này biết rằng khoa thi của cụ chưa được khắc văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám.
-Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Hùng, tìm đến Văn miếu Mao Điền, hai anh em dự định sẽ đi buổi chiều, thì sáng hôm đó anh Vở ở Tứ Kỳ điện lên nói, hôm đi ăn cỗ cưới ngồi với em chú, có nói em đi trong đoàn thăm quan Văn miếu Mao Điền, thấy có tên cụ Nguyễn Thái Bạt, ở Văn miếu Mao Điền và còn nói với mọi người là cụ nhà tôi, anh Vở bảo Hùng sang xem thực hư thế nào. Hai anh em đến Văn miếu Mao Điền, tìm thấy có tên, không có ngày sinh, không có năm bao nhiêu tuổi đỗ Tiến Sĩ, hai anh em thắp hương ở văn miếu, công đức tiền, hỏi nhân viên quản lý di tích cho xem phần viết về cụ Nguyễn Thái Bạt, viết không được nhiều, chỉ vẻn vẹn có trục dòng, không có nhiều thông tin. Anh em hỏi về làng Bình Lãng, may là cháu nhân viên ở làng Bình Phiên ( Trước kia là Bình Lãng) cháu hướng dẫn đương đi, hai anh em hỏi thăm vào Đền thờ cụ Nguyễn Thái Bạt, gặp ông Hòe, Ban quản lý Đền, ông nói : Hiện nay còn một chi con cháu cụ ở đây các cháu có muốn gặp không, được Ông Hòe đưa đến gặp Anh Nguyễn Khánh Đắc Trưởng chi, anh em gặp nhau nói chuyện bên Thôn Bình Phiên- Xã Ngọc Liên - Huyện Cẩm Giàng- Tỉnh Hải Dương, Nguyễn Tộc ở đây tài liệu lưu trữ viết về Cụ không còn nhiều, ngoài Đền Tiết Nghĩa Phúc Thần mới được khôi phục. Không biết Cụ sinh năm bao nhiêu ? Thi đỗ Tiến Sĩ năm bao nhiêu tuổi ? Các thông tin về Cụ hầu như là bế tắc, tìm mãi rất thất vọng.
Một hôm cũng rất tình cờ Nguyễn Văn Hùng vào mạng tìm đến Mục di sản Hán nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, vu vơ đánh chữ "Thần" vào mục tìm kiếm bỗng dưng thấy xuất hiện " Sự tích Lê triều Bảng Nhãn Nguyễn Thái Bạt, linh ứng Đại Vương" về thôn Phan Xá- Xã Tông Phan - Huyện Phù Cừ , tỉnh Hưng Yên ngày nay. Bản thân không tin vào mắt mình, nhưng lại nghĩ cụ đỗ Tiến Sĩ - Hoàng Giáp, ở đây lại là Bảng Nhãn không biết có phải là Cụ không ? Hùng liền điện cho Anh Đắc Cẩm Giàng, Ông Bình - Bình Giang, Ông Yến Tứ Kỳ, thông báo tình hình, mọi người không tin sao lại như vậy ?
Đúng 30-04-2010 Hùng trở lại quê cùng ông Bình sang, thôn Phan Xá, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên xem thực hư thế nào ? Đúng tròn một năm đoàn Bình Giang sang Thôn Chợ Cờ, Tứ Kỳ tìm tổ tiên. Hai chú cháu chuẩn bị bản đồ địa hình, xác định hướng đi sang Hưng Yên, cũng rất lo là tên địa danh cũ bị thay đổi, hai chú cháu không hi vọng gì nhiều, vừa đi vừa hỏi thăm, cũng rất may Tổ tiên linh thiêng chỉ lối dẫn đường, sau ba lần hỏi thăm đã đến được nhà trưởng thôn Phan Xá - Xã Tống Phan, Huyện Phù Cù, Tỉnh Hưng yên, ông Bình hỏi trưởng thôn làng ta thờ vị Thành Hoàng làng tên là gì ? Trưởng thôn trả lời: " Chúng tôi thờ ngài Lê triều Bảng Nhãn Nguyễn Thái Bạt" người Bình Lãng - Cẩm Giàng - Hải Dương, hai chú cháu phấn khởi nắm. Trưởng thôn điện cho Ban quản lý di tích, hai chú cháu mua lễ ra đình làng thắp hương Cụ, gặp Ban quản lý, ban quản lý trách sao bây giờ hậu duệ của Ngài mới sang, hai chú cháu phải nói thành thực là không biết, vì mới tìm thấy trên mạng cách đây khoảng 20 ngày, hai chú cháu sang ngay xem thế nào ?
Ban quản lý di tích cung cấp cho hai chú cháu, tài liệu còn rất đầy đủ về cụ Nguyễn Thái Bạt, tên Thánh Phụ là Nguyễn văn Hanh, Thánh Mẫu là Lê Thị Đạt, quê quán: Bình Phiên - Cẩm giàng - Hải Dương, Cụ sinh ngày 10- 01-1504. Cụ sinh trưởng trong gia đình dòng dõi thi thư trâm anh thế phiệt, vinh danh ngàn đời, thi đỗ Hương cống năm 1516, lúc đó 13 tuổi, chưa đủ tuổi làm Quan. Cụ xin phép cha mẹ đi thăm thắng cảnh xem xét đời sống dân tình, đi đến nhiều nơi, khi đến thôn Phan Xá ngày nay, thấy nơi đây cảnh đẹp, nước chảy cát bồi, Long chầu Hổ phục, người dân thô lậu ít kiến văn, Cụ gọi kỳ lão trong làng mở nhà học, dạy văn học cho nhân dân, Cụ dạy học ở đây 4 năm nhưng vẫn miệt mài kinh sử. Đến năm 1520 vua Lê Chiêu Tông xuống chiếu tổ chức thi Hội, thi Đình, cụ cùng gia thần trở về kinh đô dự thi, Cụ đỗ Thủ khoa Tiến Sĩ xuất thân - Hoàng Giáp, các đạo sắc phong của các đời vua, chủ yếu triều nhà Nguyễn 5 đạo. Niên hiệu Tự Đức 2 đạo, Niên hiệu Đồng Khánh 1 đạo, niên hiệu Khải Định 2 đạo. Hai chú cháu vui mừng không kể siết, ngay hôm đó Hùng phô tô sao lục tài liệu gửi cho các nơi, mỗi nơi một bộ để nghiên cứu tìm hiểu. Chia tay Ban quản lý di tích đình Phan Xá, ban quản lý mong muốn các nơi hậu duệ của Cụ, có tài liệu viết về Cụ cung cấp cho ban quản lý, chúng tôi muốn với công đức của Ngài đối với dân làng chúng tôi, khu di tích này phải được nhà nước công nhận, mới thỏa lòng ước nguyện của nhân dân Phan Xá, đền đáp công ơn của Ngài.
Tiếp tục tìm kiếm trên mạng Viện nghiện cứu hán nôm đang lưu giữ, Thần Tích, Thần Sắc, tục lệ làng Bình Lãng - Cẩm Giàng- Hải Dương. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Quyền đầu tư kinh phí thuê Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Quý, nguyên cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm, đọc tìm kiếm, phô tô, dịch thuật phiên âm sang chữ quốc ngữ cho mọi người xem, các tài liệu viết về cụ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, Viện nghiên cứu Hán Nôm đang lưu giữ. Ngày 20-8 Canh Dần thì song đúng ngày giỗ cụ Nguyễn Thái Bạt, phô tô ra nhiều bản gửi cho các ngành, các chi, Ban quản lý đình Phan Xá. Vì hôm giỗ cụ Ban quản lý sang dự, bên Bình Lãng - Cẩm Giàng cũng sang Tứ Kỳ vì nơi đó còn hài cốt mộ của Cụ Nguyễn Thái Bạt.
Trong bản tục lệ thôn Bình Lãng có ghi:
Tiên chính Nguyễn Thái Bạt ( ? -1526) ( Bổ xung 1504 - 1527)
Thụy Cương Trực, thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ khoa thi Canh Thìn (1520) triều Lê; làm quan đến chức Hiệu Lý ở Viện Hàn Lâm.
Gia tặng: Tuấn Mại, Cương Trung, Đoan Lượng, Quang Ý, Dực Bảo, Trung Hưng Tiết Nghĩa Phúc Thần ( Được các triều đại phong tặng 8 đạo sắc phong)
Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ 3 đạo; trong đó niên hiệu Cảnh Hưng 2 đạo, niên hiện Chiêu Thống 1 đạo. Còn lại 5 đạo nữa chưa tìm thấy không rõ đang nằm ở đâu ? Đang nghi nằm ở Viện thông tin khoa học xã hội Việt nam.
Ngày 02 -10 -2010 (19-8 Canh dần)
Là Ngày Giỗ Thủy Tộc Nguyễn Thái Bạt, chi tộc Tứ Kỳ có mời, Ban quản lý di tích Đình Thôn Phan Xá, Đoàn Nguyễn Tộc chi Bình Phiên- Ngọc Liên - Cẩm Giàng- Hải Dương, sang nhà Trưởng Tộc Nguyễn Văn Thành, tại thôn Tứ Kỳ Thượng Xã Ngọc Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương, dân hương, nơi đây từ đời cha truyền con lối hàng năm 20-8 âm lịch giỗ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt. Đoàn Bình Phiên đặt lễ dâng hương cụ Nguyễn Thái Bạt lúc 9h30 phút, lúc đó bỗng dưng có một ông Dơi xuất hiện bay trao lượn đi lượn lại 3 vòng trong nhà anh Thành, Hùng định lấy máy ảnh ra chụp nhưng không kịp, chỉ nói với mọi người là cụ Thủy Tổ về đấy, sau đó ông Dơi bay đi trong cái nhìn ngơ ngác của mọi người, đúng sai tâm linh thế nào không ai hiểu được những hiện tượng lạ lùng như vậy.
Sau cả họ sang dâng hương tại đình làng Phan Xá, hậu duệ Cụ cùng mạn đàm với dân làng, cụ Nguyễn Đình Thi thay mặt hội người cao tuổi tóm tắt thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Thái Bạt, mong muốn từ nay hậu duệ của Ngài cùng dân làng Phan xá thắt chặt hơn nũa quan hệ giao lưu, tìm tòi nhiều hơn nữa các tài liệu viết về Ngài, như lời nhận xét của Ban quản lý khu di tích: Thật vô cùng quý giá, hiếm có Thành Hoàng nào lại còn hậu duệ và đông đức như vậy.
Trên đường từ Phan Xá về, anh Nguyễn Văn Chính chi tộc Bình Phiên - Cẩm Giàng, có nói hiện ở Xuân Canh, Đông Anh - Hà Nội, có một chi ở đó.
Ngày 08 -10 -2010
Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Hùng, 7h sáng hai anh em sang Xuân Canh - Đông Anh, không nói rõ làng lúc đầu anh em cứ tưởng là làng Xuân Canh - Xã Xuân Canh - Huyện Đông Anh- Hà Nội. Nhưng sau đó là Thôn Xuân Trạch- Xã Xuân Canh- Huyện Đông Anh - Hà Nội.
Đến nhà Anh Nguyễn Đắc Thành trưởng tộc, nói chuyện biết được chi của Xuân Trạch, nguồn gốc từ thôn Văn Thai - Xã Cẩm Văn - Huyên Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương. Lên Đông Anh khoảng 13 đời. Nơi đây còn có nhà thờ họ, anh đang trông giữ, hai anh em vào thắp hương tại nhà thờ Nguyễn Tộc Tiểu chi, thắp hương xong, tự dưng Hùng thấy chân tay lạnh, tay cứng và gọi anh Tân, không hiểu sao tay em lại cứng thế này, không rõ ai nhập vào? ngồi nghỉ một lúc mới hoàn hồn lại được, không thể giải thích được. Gia phả Tiểu chi Xuân Trạch- Xuân Canh- Đông Anh vẫn còn, con cháu khá đông, khoảng 300 khẩu.
Ngày 23 tháng 10 năm 2010
Đúng 7h 15 phút Nguyễn Văn Hùng cùng chú của mình là Nguyễn Văn Bình, sang Thôn Văn Thai- Xã Cẩm Văn- Huyện Cẩm giàng- Tỉnh Hải Dương. Trên đường đi chú Bình có nói chuyện Văn miếu Mao Điền vừa khánh thành bia đá không rõ là bia gì, hai chú cháu đi đến Lai Cách lại quay lại Văn Miếu Mao Điền, xem cụ thể thế nào, hai chú cháu mua lễ vào thắp hương, làm việc với Ban quản lý di tích : Về thân thế sự nghiệp Tiến Sĩ Hoàng Giáp Nguyễn Thái Bạt, khoa thi Canh Thìn năm 1520. Ban quản lý nói: Rất mong các dòng họ có các Tiến Sĩ cung cấp thông tin để văn miếu có tài liệu trung bày, giúp cho du khách thập phương tham khảo tìm hiểu vế thân thế sự nghiệp của các Tiến Sĩ, hai chú cháu thống nhất sẽ về bàn với dòng họ, cung cấp đầy đủ tài liệu về Tiến Sĩ Nguyễn Thái Bạt, làm bìa đẹp để trưng bày.
Hai chú cháu tiếp tục đi Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng, vì đã xem trước bản đồ địa hình, chú Bình cũng đến nơi này việc tìm Văn Thai không khó, sau đó hỏi thăm vào nhà Anh Nguyễn Văn Mệnh, vào cửa hàng kinh doanh của anh hai chú cháu được anh mời uống nước chú Bình, giới thiệu Nguyễn Tộc Bình Giang, Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, từ Nguyễn Tộc Tứ Kỳ di cư sang, Thủy Tổ là Nguyễn Thái Bạt, đã tìm được nhận họ và xây mộ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, anh Mệnh mời hai chú cháu, vào nhà trong, sang nhà thờ Nguyễn Tộc chi Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương thắp hương, hai chú cháu cùng anh Mệnh mạn đàm và thông báo một số nội dung, trong dòng họ cần thông nhất, vì Thủy Tổ đã lâu năm, lại bị chu di tam tộc, do trung thành với nhà Lê con cháu chạy hết vào Thanh Hóa, tài liệu không để lại đầy đủ do vậy cần thống nhất trong dòng họ Nguyễn Tộc. Hùng mang máy tính sách tay, cho anh Mệnh xem toàn bộ, ảnh xây mộ Thủy Tổ, đồng thời cung cấp cho anh Mệnh toàn bộ tài liệu viết về Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt. Đến trưa anh Mệnh mời hai chú cháu ăn trưa, cùng với một số thành viên trong dòng tộc, đến chiều cùng anh Mệnh ra mộ cụ Nguyễn Chi Thăng, dòng tộc đang có ý định xây mộ cho cụ, lại có mương nước cắt ngang qua, không rõ nấm mộ, Hùng góp ý với anh Mệnh do nấm mộ không còn, mà mộ xây vĩnh cửu, sau này không thể sửa đổi được nữa, làm không đúng rất áy láy lương tâm, tốt nhất anh em đi xem gọi cụ xem cụ nằm ở vị trí nào, định vị xây cho đúng, anh Mệnh tổ chức đi sang cậu Hài - Ân Thi - Hưng Yên ngay chiều nay, Hùng nói nhất trí theo ý kiến của anh, bảo anh Mệnh ghi tên các ngôi mộ xung quang, để cậu Hài xác định tọa độ cho, sau đó kết quả được thông báo lại là rất mĩ mãn. Hai chú cháu đi tiếp, sang anh Đắc Thôn Bình Phiên- Ngọc Liên - Cẩm Giàng - Hải Dương, báo cáo lại với anh Nguyễn Khánh Đắc một số nội dung, khi gặp chi Nguyễn Tộc Văn Thai.
Sau đó hai chú cháu sang Thôn Kim Quan - Xã Kim Giang - Cẩm Giàng- Hải Dương, vào đình làng Kim Quan, nơi thờ cụ Lại Kim Bảng, cụ Hoàng Duy Nhạc, cụ Nguyễn Thái Bạt không có bài vị thời tại đình thôn Kim Quan, vì là bạn của cụ Lại Kim Bảng, cùng tiết Nghĩa Phúc Thần nên, khi tế lễ đều cung thỉnh cụ Nguyễn Thái Bạt.
Sau khi đi Văn Thai về, Nguyễn Văn Hùng điện cho bên Tứ Kỳ, báo cáo cho Anh Thành trưởng tộc, Ông Yến toàn bộ quá trình sang tìm Chi Nguyễn Tộc Văn Thai, chi Văn Thai phấn khởi và rất tiếc hôm 19-8-2010 ÂL không sang được Tứ Kỳ vì không biết, Nguyễn tộc chi Văn Thai, sẽ tổ chức sang thăm viếng mộ cụ Thủy Tổ, thăm lễ Đình làng Thôn Phan Xá, Xã Tống Phan- Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên sớm.
Ngày 31 tháng 10 năm 2010
Nguyễn Tộc chi Văn Thai, tổ chức đoàn sang dâng hương viếng Mộ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, lễ tại Đình thôn Phan Xá nơi cụ Nguyễn Thái Bạt, là Thành Hoàng làng tại đó, nơi cụ cho dân làng 5 hốt bạc lớn để xây nhà học, cụ truyền dạy đạo học 4 năm sau quay lại thi Đình, đỗ Tiến sĩ Hoàng Giáp, khoa thi Canh Thìn 1520, sau khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông đoạt ngôi, cụ từ quan về quê Bình Lãng, rồi trở lại đến Trang Phan Xá, truyền cho dân dựng trường học tại ngôi đình ngày nay, dân làng rất biết ơn Cụ, luôn tự hào có thời gian nâng giấc tinh thần cho Ngài. Thành phần của đoàn có đầy đủ đại diện các chi tộc, các đại biểu đi đến thống nhất một số nội dung, quy ước trong dòng tộc. Đồng thời thành lập Ban liên lạc họ Nguyễn Thái Bạt, Quy chế hoạt động của họ Nguyễn Thái Bạt. (Toàn bộ văn bản ghi ở phần ước tộc). Là lần đầu tiên về với cội nguồn Nguyễn Tộc Văn Thai, rất súc động bàng hoàng, niền vui không kể siết vì, các hậu duệ chi Tộc Tứ Kỳ đã làm được, từ việc xây dựng Lăng Mộ của Đức thủy Tộc, công trình tâm linh lưu lại muôn thửa cho con cháu mai sau. Việc tìm ra ngôi Đình làng Phan Xá - Xã Tống Phan- Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên, là niềm hạnh phúc to lớn đối với cả dòng họ, chúng ta thầm cảm sự linh thiêng của Đức Thủy Tổ. Được sự quan tâm của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đầu tư nâng cấp hậu cung của ngôi Đình, Ban quản lý di tích mời hậu duệ của cụ về dự lễ khánh thành, hậu cung và dâng hương vào ngày 6 tháng 11 năm 2010 tức (02-10 Canh dần), hậu duệ nhận lời.
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
13h 30 Nguyễn Văn Hùng sang Viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam, vào thư viện, nhờ tra cứu bản thần tích, thần sắc cụ Nguyễn Thái Bạt, xã Bình Phiên - Tổng Ngọc Trục - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, nhưng không thấy, chỉ thấy bản hương ước Thôn Bình Phiên, bảng thống kê Thần Sắc làng Bình Phiên tổng số có 22 đạo sắc, không thấy có nội cụ thể từng đạo sắc, thật là buồn, không biết còn 5 đạo nữa của Bình Phiên tìm ở đâu.
Ngày 6 tháng 11 năm 2010 (02-10 Canh dần)
Theo lời mời của Ban quản lý di tích, hậu duệ của cụ trở lại Đình làng Phan Xá dâng hương, dự lễ khánh thành hậu cung, hôm đó Nguyễn Tộc Bình Giang có giỗ không thể sang được, sáng Hùng điện cho anh Chính xem đi đến đâu lúc đó đoàn Hùng về giỗ Bà nội đến Phố Nối, đoàn anh Chính đã đến Kẻ Sặt, không ai hẹn ai, đến Phủ Cũ, Hùng cùng anh em xuống mua Lễ về thắp hương, gặp đoàn Văn Thai sang dự khánh thành hậu cung Đình thôn Phan Xá đang mua lãng hoa anh em gặp nhau vui vẻ, chụp ảnh kỷ niệm, sau đó chi tay nhau từng đoàn đi theo kế hoạch của mình, buổi chiều đoàn huệ duệ vào thăm Nguyễn tộc Bình Giang, do không có nhiều thời gian nên đoàn đến nhà ông Đề, Ông Bình đại diện.
Ngày 24 tháng 11 năm 2010 (20-10 Canh dần)
Chuẩn bị đến ngày khánh thành mộ cụ Nguyễn Chi Thăng, tổng kết 10 năm xây dựng nhà thờ Nguyễn tộc chi Văn Thái - Cẩm Văn - Cẩm giàng- Hải Dương, có mời Ban quản lý di tích thôn Phan Xá, các đại biểu các chi tộc, cùng các hậu duệ chi tộc Văn Thai - Cẩm Văn- Cẩm Giàng - Hải Dương về dự.
Buổi lễ diễn ra trong không khí vui vẻ đầm ấm, trang trọng thân thương, tổ chức tế lễ theo ghi thức cổ truyền có đội tế, đọc văn tế cụ Tổ. Sau đó tiến hành hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nhà thờ, những việc mà chi tộc Văn Thai đã làm được, báo cáo do ông Mệnh đọc. tiếp theo là các tham luận của Ban quản lý di tích đình làng Phan Xá, đại diện các chi tộc, phát biểu tham luận, về Đức Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, làm rõ thân thế sự nghiệp của Ngài cho cả dòng tộc biết và hiểu được công lao của Ngài đối triều đình nhà Lê. Buổi lễ tổ chức chu đáo chặt chẽ, cần để các chi tộc khác học tập.
Ngày 05 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Văn Hùng đã bàn với bố mẹ mình là ông Nguyễn Văn Đề, về việc xây dựng nhà thờ Họ Nguyễn Thái Bạt - Chi tộc Bình Giang, đã tiến hành khảo sát đất, vẽ quy hoạch, đến năm 2025, đã xong mang về thông qua ông bà Đề, ông Bình, cầm bản vẽ, Hùng dặn ông Bình cho người khác xem, không được cho mượn sợ người ta Phô tô sau này lại bảo mình bắt chước mẫu của họ. Bản vẽ có thể còn phải hiệu chỉnh. Toàn bộ khu đất ông bà Đề đang ở sẽ là nhà thờ trong tương lai, mọi tính toán thiết kế kỹ thuật yêu cầu đáp ứng sau thế vài trăm năm sau, nội thất của nhà thờ sẽ không bị nỗi thời, bảo đảm mang tính cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp xu hướng của thời đại.
Gồm hạng mục như sau:
1- Từ đường Họ Nguyễn Thái Bạt - Chi tộc Bình Giang : dự kiến xây dựng năm 2015
2- Cổng Từ đường : Dự kiến xây dựng năm 2020
3- Nhà Bia : dự kiến xây dựng 2025.
4- Nhà sinh hoạt : Dự kiến về sau
Nhưng phải nằm trong quy hoạch tổng thể khuôn viên, sau này là nhà khách để con cháu hậu duệ các nơi về có chỗ ăn nghỉ...v v
Ông Bình ở nhà lấy ý kiến cả họ về việc này, toàn bộ Nguyễn tộc Bình Giang tập trung nhau lại để xây dựng ( Sẽ có báo cáo nghiên cứu khả thi về công trình này)
Ngày tháng 01 năm 2011 (26-chạp Canh dần)
Nguyễn Văn Hùng, Chú Nguyễn Văn Bình sang đi tết bên Tứ Kỳ tại nhà anh Thành tộc trưởng, rất may gặp được tất cả anh chi em của anh Thành, ông Bình thay mặt cho chi Tộc Bình Giang chúc tết bên Tứ Kỳ, sau đó có đặt vấn đề về xây dựng nhà thờ cụ Nguyễn Thái Bạt, tại đất Tổ ở cũ, chính nhà bố anh Thành ở cũ, các em anh Thành nhất trí, anh Thành còn lo ngại về kinh phí xây dựng, nhưng ông Bình nói vấn đề đầu tiên là có đất đã, song từng bước chúng ta lo liệu phát động sau, phát động toàn thể các chi tộc, vì không có chi tộc nào dòng họ giỗ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt.
Sau đó hai chú cháu sang nhà ông Nguyễn Hải Yến chơi, chúc tết gia đình, báo cáo lại vấn đề, nhà thờ họ ông Bình đã đặt vấn đề anh em anh Thành, công việc cơ bản là thuận lợi, qua tết ta bàn thêm các nội dung chi tiết cho ngày 10-3 Lễ hội Thành Hoàng Làng Nguyễn Thái Bạt, tại Phan xá - Tống Phan - Ngọc Kỳ - Từ kỳ - Hải Dương.
Ông Yến nói ông Bình đặt vấn đề trước cho khách quan, chúng tôi sau đó sẽ dần dần triển khai từng bước với toàn thể gia tộc.
Ngày 26 tháng 03 năm 2011

Họ Nguyễn Thái Bạt họp Ban liên lạc, trước khi bắt đầu phiên hợp các đại biểu ra dâng hương viếng mộ Đức Thủy Tộc Nguyễn Thái Bạt. Buổi gồm đại diện các chi tộc có mặt Ban liên lạc bàn bạc, nội dung các ngày trọng đại thiêng liêng thành kính của cả dòng họ. Cách thức tổ chức tiến hành nghi lễ trong họ. Xây dựng quỹ dòng họ, đóng theo xuất đinh hàng năm: 1 năm 1 xuất đinh đóng 30.000 đồng mục đích hương hoa, lễ vật tế lễ cụ thủy tổ. Đồng thời thống nhất cách thức quản lý quỹ dòng Họ, thu chi, dưới sự thống nhất của Ban liên lạc họ Nguyễn Thái Bạt. Giao cho Nguyễn Văn Hùng soạn thảo dự thảo : Kính báo tri âm Họ Nguyễn Thái Bạt lần thứ nhất gửi đến các địa phương thờ Cụ để thuận tiện cho việc hợp động, gửi đến gia đình các hậu duệ để hiểu được Tiểu sử thân thế sự nghiệp, thần tích, thần sắc các đời vua sắc phong cho thủy tổ, bàn bạc ngày 15- 03 tế lễ Thành Hoàng Nguyễn Thái Bạt tại Đình Phan Xá - Xã Tống Phan - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên.

Ngày 07 tháng 06 năm 2011
Nguyễn Văn Hùng điện thoại cho Anh Phụ - Hỏi về gia phả được anh Phụ kể chuyện tình cờ bố chồng chị Nguyễn Hoàng Quí, là chính ủy cũ của Anh Phụ, hôm gặp ở nhà chị Quí, chồng chị Quí nhận xét : " Cái cậu Hùng do các cụ nhà ông linh thiêng, hay là ốp vào nó thế nào ấy ? thúc giục nó, hay có cái gì đó ? Các cụ chỉ đường cho nó hay thế nào đó ? mà tôi thấy nó nhờ cậy thúc dục bà Quí nhà tôi ngày đêm vào Viện Hán Nôm, tìm sao lục, dịch thuật, in ấn, các tài liệu Hán nôm liên quan đến cụ Thủy Tổ của các ông, thật là quí hóa khi dòng họ có những con người như vậy" . Chồng chị Quí nhận xét với anh Phụ một cách khách quan phần nào động viên bản thân Nguyễn Văn Hùng cố giắng tìm hiểu các phần tài liệu còn lại của cụ Đức Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt.
Ngày 12 tháng 06 năm 2011
Ban liên lạc họ Nguyễn Thái Bạt làm việc với lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi, ban quản lý đền Tiết Nghĩa Phuc Thần, thờ quan tiết nghĩa Nguyễn Thái Bạt tại thôn Bình Phiên - Xã Ngọc Liên - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương
Thành phần về dự buổi gặp mặt gồm:
A - Đại diện địa phương Thôn Bình Phiên
1- Ông Đặng Văn Tuấn - Trưởng Thôn
2- Ông Ca - Phó bí thư chi bộ - Mặt trận của thôn
3- Ông Nguyễn Văn Luân - Chi hội trưởng người cao tuổi
4- Ông Chanh - Phó trưởng thôn
5- Ông Nguyễn Văn Kiều - Phụ trách ban quản lý đền tiết nghĩa
5- Bà Trần Thị Duyên: Đại điện cho chư hậubên Chùa
B- Thành phần Ban liên lạc dòng họ Nguyễn Thái Bạt:
1- Ông Nguyễn Văn Yến - Trưởng Ban liên lạc
2- Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Ban liên lạc
3- Ông Nguyễn Văn Mệnh - Phó Ban liên lạc
4-Ông Nguyễn Khánh Đắc - Phó Ban Liên Lạc - Bị ốm không đến dự được
5- Ông Nguyễn Văn Hùng - Thư ký Ban liên lạc
NỘI DUNG
1- Hai bên tiến hành giới thiệu, tên chức danh từng người trong buổi gặp mặt
2- Ông Nguyễn Văn Yến ; Trưởng ban liên lạc : - Giới thiệu tóm tắt với địa phương về hành trình vấn tổ tìm tông của họ Nguyễn Thái Bạt, trong mấy năm qua.
- Hỏi Thể thức, cách thức tiến hành hàng năm, tê lễ cụ Quan tiết tại đền tiết nghĩa phúc thần.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa địa phương với họ Nguyễn Thái Bạt chi tộc Bình Phiên, màn đàm hai bên để đi đến từng bước thống nhất.
- Bàn bạc một số nội dung của những công việc trước mắt, công việc dài hạn tiếp theo, chính quyền địa phương cùng dòng họ, cùng kết hợp giải quyêt
3- Ông Nguyễn Văn Bình - Phó ban liên lạc : Xin được giới thiệu tóm tắt thân thế sự nghiệp Tiến Sĩ - Hoàng Giáp Nguyễn Thái Bạt khoa thi Canh Thìn năm 1520.
- Thể theo nguyên vọng của Lãnh đạo Đảng chính quyền, mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi, ban quản lý khu di tích, nhân dân thôn Phan Xá - Xã Tống Phan - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên, cùng hậu duệ của dòng họ Nguyễn Thái Bạt. Hàng năm được về dâng hương tưởng tại nơi sinh ra Ngài Thành Hoàng, cụ Đức Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, trong niềm thiêng liêng thành kính của mọi người.
4- ý kiến ông Kiều: chi hội trưởng người cao tuổi quản lý đền Cụ Tiết, trước đây đền thờ riêng cụ Tiết Nghĩa, đến năm 1946, giặc Pháp phá hết đình đền ở đây, đến năm 1948 dân về họp dân, thống nhất bên họ Nguyễn chỗ Anh Đắc, bây giờ thờ chung Thành Hoàng làng các cụ Tiến Sĩ. Có Cụ Nguyễn Thái Bạt và cụ Nguyễn Sĩ Cố, sau này ghi thêm 5 cụ nữa. Vừa rồi dân tu sửa Đền, xây bao, lát sân lại, theo ý kiến của nhân dân, hậu cung thờ Thành Hoàng làng, hai bên thờ hai vị tiến sỹ, ngày giỗ cụ Tiết vào 14-1, có trục chặc là trước thờ chung bây giờ thờ riêng, và đôi câu đối họ Nguyễn đặt vào ban bên cạnh của cụ Nguyễn Thái Bạt, còn bên họ Nguyễn suy nghĩ như nào chúng tôi không hiểu. Đây là theo ý của dân, được Đảng chính quyền ủng hộ, còn năm tới nay các cụ về dự lễ chúng tôi báo cáo các cấp lãnh đạo cùng, chỗ Anh Đắc chuẩn bị chu đáo, đón tiếp.
5- Bà Trần Thị Luyến đại diện cho chư Hậu: Các ông trong ban liên lạc của Cụ ra được đến đây, thật là quí hóa quá. Chúng tôi cũng mừng nhiều năm được hầu các Cụ, do chiến tranh tàn phá hết đình chùa, sau hòa bình lập lại, đến 2004 dân làng sửa sang, vì không có điều kiện xây to nhưng cũng được 3 gian, trước kia hậu cung thờ Thành Hoàng làng và Cụ Nguyễn Thái Bạt. Nhưng nhân dân sân vân thờ chung thành Hoàng Làng và các Cụ. Trước họ Nguyễn có công đức bộ đại tự, câu đối, để ở hậu cung, sau đó làng đặt 1 bộ để hậu cung, bộ của Cụ đưa sang bên cạnh. Cũng rất mong các Cụ tìm cội nguồn, tham gia, xem xét thế nào cho đúng, với ý nghĩa tôn vinh thờ phụng các Cụ.
6- Ông Ca thay mặt cho lãnh đạo, mặt trận địa phương phát biếu:
- Ngôi đền xây đúng vị trí như trước, đất này chính là đất của Cụ, trước kia làng có ngôi Đình, sau bị giặc Pháp phá. Chính quyền và nhân dân xây lại đền, đưa Thành Hoàng làng vào đó, cái lỗi là do tôi năm đó xây dựng, mình làm nó chưa được kín kẽ, có đồng chí Đảng ủy mình không báo cáo. Công tác tổ chức chưa chu đáo, không được suôn sẻ, cho nên đến lúc khánh thành mới bộc lộ, những vướng mắc cái lỗi là do tôi, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản do lãnh đạo của mình, chưa báo cáo để nhân dân đóng góp, tập thể xây dựng, làm chưa đến nơi đến chốn, chưa phát huy sức mạnh của dân, nền dân chủ trong dân, cái lỗi này do tôi. Khóa đó sau khi tôi nghỉ, một đồng chí bí thư khác lên, bắt đầu thay đổi lại hình thức, cho nên việc chúng ta làm mong sao chúng ta sửa chữa những thiếu sót, làm sao cho nó đẹp cho nó tròn. Trước hết phải do lãnh đạo Đảng chính quyền, mặt trận và gia đình, phải thống nhất, phải làm tốt công tác tuyên truyền, mặc dù ý nguyện của dòng họ nhưng cũng cần được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân Bình Phiên, làm được việc này đầu tiên lòng cốt phải là con cháu cụ Nguyễn Thái Bạt ở Bình Phiên, gia đình phải có ý kiến với lãnh đạo địa phương trước. Mong muốn phong trào của địa phương đi vào nề nếp, phát huy nét đẹp của quê hương Bình Phiên. Mặc dù lãnh đạo có phương hướng, nhưng dòng họ Nguyễn ở Bình Phiên, rất mong muốn có sự kết hợp dòng họ Nguyễn Thái Bạt, lòng cốt chi tộc họ Nguyễn tại Bình Phiên, sau đó đến chính quyền, mặt trân làm sao để làm cho tốt, tuy thời gian từ nay đến ngày 14 - 1 con xa nhưng chúng ta cần làm tốt công tác chuẩn bị, nếu không chúng ta sẽ bị lúng túng trong công tác tổ chức.
7- Trưởng thôn Đặng Đức Toàn ý kiến kết luận:
- Qua giao lưu giữa Ban liên lạc với, lãnh đạo, chính quyền địa phương, mặt trận các ban ngành địa phương làm sáng tỏ một số vấn đề.
- Địa phương đầy đủ ban ngành có ý kiến, góc độ công việc 14- 1 tới sao cho tròn trĩnh, đề ban liên lạc đặt vấn đề với chỗ anh Đắc, Anh Tẩm.
- Góc độ lãnh đạo chính quền địa phương, sẽ hỗ trợ về vấn đề lễ nghi tổ chức buổi lễ,
- Đề nghị Ban liên lạc ra đền tiết nghĩa thắp hương cho cụ, Ban liên lạc ra thắp hương tại Đền Tiết Nghĩa Phúc Thần
* Ban liên lạc chia tay địa phương lúc 11h 15 phút cùng ngày.
Ngày 01 tháng 07 năm 2011
Nguyễn Văn Hùng triển khai viết kế hoạch dự thảo tổ chức tế lễ ngày 14-01 Nhâm Thìn ( 2012), bản dự thảo kê hoạch như là xương sống, các nội dung công việc cần làm, để Ban liên lạc họ Nguyễn Thái Bạt làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương.
- Tập trung viết Bản dự thảo Tộc ước họ Nguyễn Thái Bạt, gồm 8 chương 37 điều, đề ra mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài của dòng họ, trong việc hoàn thiện Tộc ước chung cho cả dòng họ
- Đề xuất đổi tên Ban liên lạc Họ Nguyễn Thái Bạt, thành Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Thái Bạt,
- Tiến hành thiết kế mẫu Lo Go ( Biểu tượng) dòng họ Nguyễn Thái Bạt
Thiết kế Tộc Kỳ dòng họ, đề xuất Tộc Huy, các biển, đeo trong ngày lễ trọng,
Để 20-08-Tân Mão (2011) nhân ngày giỗ Cụ Nguyễn Thái Bạt - Dòng họ góp ý kiến thông qua.
Ngày 10 tháng 09 năm 2011
Ngày 07 tháng 09 năm 2011 trong lúc Nguyễn Văn Hùng đang rất khó khăn tìm cách liên lạc với chi tộc Long Khê - Quế Võ - Bắc Ninh, thì anh Nguyễn Ngọc Thạch thuộc chi tộc Long Khê, thường trú tại số nhà 103 - Tổ Yên Bắc - Xã Bình Xuyên- Gia Lâm - Hà Nội điện thoại cho Nguyễn Văn Hùng, thật là mừng quá, Hùng hẹn anh 10-09-2011 sang nhà anh Thạch chơi anh em sẽ mạn đàm về dòng họ Nguyễn Thái Bạt
Ngày 17 tháng 09 năm 2011
Hôm nay là ngày giỗ cụ Nguyễn Thái Bạt, Thành phần chủ yếu Ban liên lạc, và mộ sổ hậu duệ của Chi tộc Văn Thái - Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương, chưa có dịp về giỗ cụ.
Ban liên lạc và các hậu duệ ra Lăng mộ dâng hương, sau đó trở lại nhà trưởng tộc Nguyễn Văn Thành họp bàn công việc trong dòng họ. Ông Nguyễn Hải Yến trưởng ban liên lạc tóm tắt giới thiệu các thành phần về dự. Hội nghị tiến hành thông qua các nội dung công việc như sau:
1- Hội nghị nhất trí đổi tên Ban liên lạc họ Nguyễn Thái Bạt thành Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Thái Bạt.
Hình thức tổ chức Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Thái Bạt toàn quốc, và Hội đồng chi tộc họ Nguyễn Thái Bạt tại các chi tộc.
2- Nhất trí thông qua Biểu tượng dòng họ Nguyễn Thái Bạt, Cờ dòng họ, các loại biển hiệu dòng họ. Từ nay đến cuối năm tổ chức may 3 lá cờ dòng họ, dùng trong ngày lễ trọng
+ Một lá của họ Nguyễn Thái Bạt, tại trụ sở hội đồng gia tộc.
+ Một lá tặng Đền Tiết Nghĩa Phúc Thần, Bình Phiên-Ngọc Liên- Cẩm Giàng -Hải Dương
+ Một lá tặng Đình làng Phan Xá - Xã Tống Phan - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên.
Cách dùng: Cờ dòng họ Nguyễn Thái Bạt thấp dưới cờ thần của hai địa phương
3- Bàn bạc công việc chuẩn bị cho 14-01- 2012 ÂL tại đền tiết Nghĩa giao cho hội đồng gia tộc tiến hành làm việc với Đảng chính quyền, mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi, nội dung tiến hành, buổi lễ, sau đó thông bào cho các hậu duệ, mời Đảng chính quyền, mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi, Ban quản lý di tích, nhân dân Thôn Phan Xá, xã Tông Phan - huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên về dự.
* Các thành viên thống nhất các nội dung trên, đề nghị Hội đồng gia tộc tổ chức thực hiện.


Ngày 22 tháng 09 năm 2011


Ông Nguyễn Trọng Ngư 72 tuổi người ở Xóm 8 - Thôn Phan - Xã Hưng Tân - Huyện Hưng Nguyên - Tỉnh Nghệ An, có viết thư gửi cho Nguyễn Văn Hùng ông Ngư nói:
Tôi đã tra cứu các sử liệu của lịch sử Việt Nam nói chung, gia phả của họ Nguyễn Trọng khắp nơi trên toàn quốc nói riêng, tôi đã rút ra các nhận định như sau:
1- Phần lớn các họ tộc Nguyễn Trọng trong toàn quốc hiện nay đều gốc ở Bình Lãng - Tổng Ngọc Trục, Hải Dương
2- Trong số quan lại Nguyễn Trọng bị Mạc Đăng Dung truy lã đều phải tìm nơi ẩn náu để sinh cơ lập nghiệp, sinh con đẻ cháu giữ lấy gia phong, dòng tộc của mình.
3- Dòng tộc Nguyễn của các anh ngoài ấy chắc có quan hệ mật thiết với dòng tộc Nguyễn Trọng chúng tôi trong này; Có thể là anh em ruột thịt, hoặc anh em thúc bá, hoặc là cùng một nhà.
Vì sao có 3 nhận định trên;Theo các sử liệu sau đây: Năm 1926 Mạc Đăng Dung giết vua Lê Chiêu Tông, quan lại triều Lê đều bỏ đi lánh nạn. Cụ Nguyễn Thái Bạt về quê, dạy học, nhờ có uy tín lớn nên Đăng Dung không giám sát hại Cụ,
Cụ Đức Thái Thủy Tổ của chúng tôi phải dấu họ dấu tên chỉ gọi là ông Xướng, bà Xướng chạy về làng Phan cách Hà Nội 300km, để ẩn náu và sinh cơ lập nghiệp. Sau đó sinh hạ được một con trai tên là Nguyễn Trọng Thành, sau này mới biết được ông bà từ phương bắc vào, mới biêt được tên bà là Trần Thị Oánh. Trong gia phả còn ghi:
Bích Thị là chốn gia phong
Nào ai có tỏ quận công nối đoàn
Ông Bà chạy tới làng Phan
Để tránh nhà Mạc mưu toan hại mình...
Ngày 02 tháng 10 năm 2011
Ông Nguyễn Văn Bình cùng Nguyễn Văn Hùng sang Xuân Trạch - Xuân Canh - Đông Anh - Hà Nội, vào nhà thờ họ chi tộc thắp hương, gặp anh Thành, Anh Ích, trao đổi lại một số vấn đề trong dòng họ Nguyễn Thái Bạt, Hùng gửi anh Thành 03 bộ Tộc ước họ Nguyễn Thái Bạt, phù hiệu dòng họ, cờ dòng họ.
Sau đó sang Khu 7 - Thụy Lôi - Thụy Lâm - Đông Anh - Hà Nội, thăm tìm hiểu ngôi đền Tiết nghĩa phúc thần thờ quan tiết Lê Tuất Mậu. Ngôi đền được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp nhà nước, vừa được nhà nước đầu tư hơn hai tỷ đồng. Trong đền có tượng quan tiết nghĩa, ở tư thế ngồi, có bên quan văn, bên quan võ, đền còn lưu lại 10 sắc phong của các triều vua phong cho quan tiết Lê Tuấn Mậu. Trao đổi với người trông đền là Lê Quang Tái - ĐT : 01664223750 là hậu duệ đời 19 họ Lê Tuấn Mậu, được ban quản lý di tích tín nhiệm, cho trông nom, đèn nhang. Về tiểu sử thân thế sử nghiệp, Lê Tuất Mậu thủ từ nắm không chắc, ngày mất của Lê Tuấn Mậu, không rõ, chỉ nhớ ngày quốc tế lễ, do phong tục cũ để lại. Hai chú cháu xin số điện thoại và cho số điện thoại để lại đền có gì liên hệ.
Sang thăm nhà Nguyễn Văn Phụ - Hoàng Quốc Việt - Quận Tây Hồ - Hà Nội, anh Phụ đề nghị từ nay cuối năm may 3 lá cờ dòng họ kích thước 1,7m x 1,7m cho kịp 14-01- Nhâm Thìn (2012). Buổi chiều ông Bình trở lại Bình Giang- Hải Dương
Ngày 03 tháng 11 năm 2011 (08-10 Tân Mão)
Sang Chi tộc Sồi Cầu giỗ tổ, các đại biểu dâng hương cụ tổ, bàn bạc một số nội dung cần triển khai:
- Thông báo kết quả hoạt động, của dòng họNguyễn Thái Bạt trong thời gian qua
- Bàn bạc bầu chủ tịch hội đồng chi tộc, các phó, thư ký, uỷ viên.
- Bạc bạc tôn tạo lại khu mộ 1, tuyến kè giáp mương nước, cách thức tiến hành, kinh phí bảo đảm, đóng theo đầu đinh, công đức tấm lòng hảo tâm của thành viên trong họ.
- Đọc lược phả tộc Nguyễn Thái Bạt, phần chi tộc các đời theo hệ thống huyết mạch, để các thành viên biết mình thuộc đời thứ mấy, chi nào.
- Định hướng xây dựng nhà thờ chi tộc Nguyễn tại Sồi Cầu - Thái Học - Bình Giang- Hải Dương.
- Các đại biểu thụ lộc dự tiệc mặn.
Ngày tháng 11 năm 2011 (08-10 Tân Mão)
- Ông Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch hộ đồng gia tộc được lãnh đạo, chính quyền, mặt trận tổ quốc thôn BìnhPhiên - Xã Ngọc Liên - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, mời đến dự họp bàn bạc các nội dung liên quan đến Đền Tiết nghĩa Phúc Thần.
Ngày 19 tháng 11 năm 2011 (24-10 Tân Mão)
Ông Nguyễn Bá Thạch - Chi tộc Long Khê - Quế Võ - Bắc Ninh, gặp Ông Nguyễn Văn Hùng - Thư ký hội đồng gia tộc họ Nguyễn Thái Bạt. Hai bên gặp nhau trao đổi một số nội dung công việc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét