Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

KHI NGHIÊN CỨU GIA PHẢ CŨ CẦN CHÚ Ý

 - Một số từ ngữ cần hiểu, khi nghiên cứu Tộc phả:
1- Thế và Đại đều có nghĩa là Đời: Có chỗ dùng như nhau ví dụ : Đệ nhất Đại hoặc; Đệ nhất Thế đều có nghĩa là đời thứ nhất. Cũng có chỗ dùng khác nhau tùy theo văn cảnh: Ví dụ : Ngôi mộ cụ Tam Đại, ngôi mộ cụ Tứ Đại, chưa thấy ai dùng " Ngôi mộ cụ Tam Thế, Tứ thế" thường dùng từ 1 thế hệ, chưa thấy ai dùng từ 1 đại hệ.
2- Hệ : ( Trong tộc phả)
- Là chỉ rõ về một đời nào đó của dòng trưởng, đã sinh dưỡng được 2 người con trai rở lên, từ đó họ phát triển cả về chiều dọc ( về đời) và chiều ngang ( về hàng); các chi phái cũng hình thành từ đây. Nếu một đời nào đó vụ Tổ dòng trưởng sinh được 10 người con, nhưng chỉ có 1 con trai, 9 con gái, thì hệ cũng chứ phát sinh, vì vậy hệ có tác dụng xếp các hàng của các chi phái trong họ.
3- Quy ước các đời:
- Trước kia chưa biết tên Thánh Phụ, Thánh Mẫu, cụ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, tính Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt là đời thứ nhất, nay biết tên thánh Phụ, Thánh Mẫu, Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt là đời thứ 2.
- Tách các ngành các chi là những cụ Tổ của Ngành chi, gọi là Khởi Ngành, Khởi Tổ chi. Vì do thời gian trôi đi nhiều năm, một số gia phả các ngành, các chi do hỏa hoạn bị cháy, không lưu lại được. Cụ Thủy Tổ Nguyễn Thái Bạt, lại bị nhà Mạc chu di con cháu chạy phiêu bạt vào Lam Sơn - Thanh Hóa, do vậy sẽ rất khó khăn cho việc tổng hợp phả tộc. Một số chi ngành ghép đời theo gia phả chuẩn, để tiện cho việc theo dõi, trong sơ đồ cây phả sau này.
4- Đặt tên các cụ Tổ khi còn sống và lúc mất:
*Theo điển cũ - Lúc ra đời cha mẹ đặt cho:
- Tên húy, nhưng ngoài đời thường gọi chệch một cách rất phong phú, ví dụ : Tiến là Tớn, Cung là Cong, Duyên là Doan, Tế là Táu, Long là Lung, do đấy chính thật là tên húy cũng mai một, chỉ căn cứ vào các văn bản cũ mới xác định rõ.
- Tên Tự : Tên này dùng khi đi học, hoặc sau này một số người đi Chùa
- Tên Hiệu : Tùy theo chức vụ, học hàm học vị, ra làm quan hay ở ẩn, mà đặt tên hiệu
- Tên Thụy : Những người có công với Triều đình cũ khi mất nhà vua đặt cho tên Thụy.
- Tên Đạo Hiệu: Nhà tu hành lấy hiệu làm chính trước tên hiệu có chữ Pháp, ví dụ Pháp Huyền, Pháp Bình ...vv.
Khó khăn khi khảo cứu Phả cũ, rất thiếu tên Húy, phổ biến là ghi tên tự, tên hiệu, hai tên này lại trùng nhau rất nhiều, nên khó phân biệt. Trong Phả cũ còn có các từ : Phúc, Thuần, Trực, Thanh, Tảo đối với các cụ ông, còn các chữ Từ, Diệu đứng trước Tên hiệu cụ bà là chữ: Từ, Diệu ... Khái quát lại cụ thể như sau:
a/ Đối với các cụ ông:
Theo lệ cũ khi các cụ ông qua đời Thọ từ:
- 50 tuổi trở lên được ghi chữPhúctrước tên tự
- 49 tuổi - 30 tuổi được ghi chữ Thuần
- 29 tuổi - 18 tuổi ghi chữ Trực,
- 17 tuổi - 13 tuổi chi chữ Thanh,
-Dưới 13 tuổi ghi chữ Tảo.
b/ Đối các cụ Bà:
- 50 Tuổi trở lên được ghi chữ : Từ,
- 49 tuổi trở xuống đến tuổi lập đã gia đình: Diệu
(Chế độ trước 13 tuổi đã lấy chồng)
- Dưới 13 tuổi ghi chữ : Hoa
* Đó là những khái quát quy ước chung- Còn tùy cụ thể hoàn cảnh từng nhà có thể đặt các Hiệu vị theo các Mĩ từ dài ngắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét