(Bản dịch từ chữ Hán)
Tiến sỹ (Hoàng Giáp) - Khoa thi Canh Thìn 1520
Hàn Lâm Viện Thị thư – Hàm Chánh Lục phẩm
A.TẠI ĐÌNH THÔN PHAN XÁ- XÃ TỐNG PHAN- HUYỆN PHÙ CỪ – TỈNH HƯNG YÊN
1- BẢN PHẢ ĐẠI VƯƠNG TRIỀU VUA LÊ CHIÊU
TÔNG (1516-1520) BẢN CHÍNH BỘ LỄ- QUỐC TRIỀU LÊ
Xưa khoảng thời vua Lê Chiêu Tông (1516-1522) có người Họ Nguyễn, Huý Hanh người xã Lãng,Huyện Cẩm giàng( Hải dương), Tiên thế ông đời đời được ấm phong, lấy người bản huyện là bà Lê Thị Đạt. Gia đình bà cũng là con nhà dòng dõi thi thư, trâm anh thế phiệt. Có thể nóiđôi này kết hôn là“Môn đăng hộ đối” Ông Hanh [Hàng ngày] dạy trẻ học, khá tinh thông nghề y ( Chữa bệnh) lấy việc chuẩn cấp cho người làm liềm vui. Ông lại luôn luôn khuyến miễn làm việc thiện.Việc thiện dù nhỏ ông cũng làm, việc ác chỉ chút xíu mà hại
người ông không bao giờ làm. Nổi bật là ông không có chút tâm tư nghĩ ngợi cho riêng mình. Địa phương đây đều khen là một nhà tích thiện( Gom chứa điều thiện) hẳn sẽ có niềm vui lớn.Song Ông Bà tuổi đã cao mà chưa có con trai. Một đêm nọ Bà họ Lê, đã cuối canh
ba đang nằm trong nhà. Bà bỗng kinh hoàng nằm mộng thấy mình nuốt mặt trời. Tỉnh dạy bèn nói với chồng mình và ông bảo : “ Hẳn là có điềm lành”.đấy, Bà họ
Lê có thai rồi sinh hạ (Bấy giờ là ngày 10 tháng giêng năm Giáp Tý 1504 ) có thiên tư khác lạ, dáng vẻ khôi ngộ, tuấn tú. Ông
nói:“ Phúc đến hai lần ấy là trời ban cho chuông lớn vậy” [ ý nói có con sau Này hiển đạt danh vang như chuông lớn],và rất yêu mến cậu bé. Ông đặt Tên là Thái Bạt, và chăm sóc vỗ về chu đáo. Vì thế, khi Ngài lên ba đã, bắt đầu đi học và biết lễ nghĩa biết thưởng thức âm nhạc.
Khi lên 7 tuổi thi đến trường theo học thầy Nguyễn Văn Vận.
Khi 13 tuổi thi tinh thông kinh sử, tài năng trên đời, các sĩ tử đều thán phục và gọi là thần đồng xuất thế, không phải là người thường.Vào niên hiệu Chiêu Tông năm đầu, khi nhà Vua lên ngôi, bèn ban chiếu truyền khắp thiên hạ: Người nào có tư chất thông minh, tài trí, tinh thông văn võ, cho đến kẻ sĩ có hiếu, liêm khiết, hiền lương, ngay thẳng chính trực được dự thi. Nhà Vua sẽ mở các khoa thi Hương, thi Hội , thi Đình, cho nhân dân ở các Châu, Huyện đến ứng thi để tuyển lựa ( Người tài giỏi đức độ) bổ dụng vào quan chức. Thoạt nghe Chiếu Vua ra, ngài khấp khởi như bao người trong bốn biển mong đợi kỳ thi để được thành trạng nguyên : Văn múa như bóng rồng rắn chuyển mình, tinh đẩu rơi sông lạnh, trận võ (tỷ thí) vừa mở ra mà Hổ Báo hồn kinh, tiếng sấm vang long cuộn bể
Vì vậy đạo Hải dương có ngài ứng tuyển kỳ thi Hương, khi yết bảng xướng danh Nguyễn Thái Bạt, đỗ Hương Cống thứ 3( Vào năm Bính tý- 1516) rồi ngài lĩnh áo mũ vinh quy
bái tổ, khắp thiên hạ đều biết tiếng là thiếu niên chiếm bảng vàng. Cha Ngài truyền cho giết mổ lợn trâu để bái yết thần từ, tiên tổ, và mở yến tiệc khao nhân dân trong thôn ấp phủ huyện. Công việc xong xuôi, Ngài xin phép Cha Mẹ cho đi thăm thú thắng cảnh để xem xét dân tình.Một hôm Ngài đi đến xã Lai Cách ( Về sau đổi thành Phan xá) huyện Phù cừ đạo Sơn Nam thượng ( Sau đổi thành Phủ Khoái Châu thuộc thành Thăng long, sau lại thuộc về tỉnh Hưng yên) thấy một khu đất có địa thế sông núi quanh co, Hổ Rồng ôm bọc, núi thì không cao ( Đất pha cát), nước hữu tình, ngẫm phong cảnh cũng thất phong quang. Ây thế mà ngài thấy phong tục của dân ở đây con chất phác, thô lậu, học lực kém cỏi, ít văn. ngay trong hôm đó, Ngài truyền cho nhân dân dung nhà học trên đất ấy để dạy cho văn học. Trong vài năm thì nhân dân đều ngưỡng mộ ngài, văn học thông thạo khéo léo và trở thành một vùng đất có lễ nghĩa. Khi ấy Vua Chiêu Tông ra chiếu truyền cho các đạo, châu, huyện vời các văn thần ở các địa phương lên kinh ngay để dự khoa thi Đình, lấy đỗ Trạng nguyên và bổ dụng làm Quan. Nghe Chiếu truyền, Ngài lập tức chuẩn bị chỉnh tề cùng tôi tớ ( Gia thần, đồng tử) lên
kinh đô hành văn dâng nộp. Đến ngày, ngài đi xem yết bảng thí thấy xướng danh đỗ Bảng Nhãn
( Vào khoa thi Canh thìn niên hiệu Quang Thiệu thứ 5 tức năm 1520. Rồi Ngài bái tạ Nhà Vua, triều đình, lĩnh áo mũ gấm lụa trở về. Từ đó ngài được tắm gội ơn Vua, thấm nhuần huệ thánh, Hương hoả có lẽ cũng có duyên vậy. Đến năm 19 tuổi, thì Cha mẹ đều qua đời. Ngài tìm nơi đất tốt để hành lễ và an táng. Sau 3 năm mãn tang, nhà Vua bèn triệu Ngài về kinh lĩnh chức Hàn lâm Viện Thi Thư, và Ngài đã lên nhận chức. Khi ấy họ Mạc (Tên Mạc Đăng Dung
/Dong) Đã nổi lên nhiếp chính cho Vua Chiêu Tông, với chính sách bạo ngược, hung tàn, rắp tâm soán vị ( Cướp ngôi Vua). Lúc ấy quần thần đều bất chính. Đến khi Mạc Đăng Dung dụng tâm sát hại nhà Vua đến chết, Ngài bèn từ quan trở về quê cũ an cư, rồi lại đến trang Phan xá. Khi ấy các bậc phụ lão, nhân dân, sĩ tử đều ra lạy mừng, và tâu rằng : Từ ngày được Ngài giáo hoá đến nay, dân qủa đã được thuần phong mỹ tục, và xin Ngài nhân đây cho dân làng được mở học đường, sau sẽ làm nơi thờ tự, và các học trò (Được Ngài coi ) như con, mong mỏi Ngài đến thần trang ( Thôn xóm của tôi tớ, ý khiêm xưng), ngưỡng vọng đâu dám vong ân bội nghĩa. Ngài bèn nhận lời và bảo với các phụ lão và kẻ hầu rằng: “ Ta từ ngày hiển đạt, đều tâm niệm kẻ tôi tớ không thờ hai Vua, vì thế mà bỏ quan về vui thú cùng các học trò, tôi tớ ở các thôn xóm, yên hưởng tuổi trời, vui vầy giảng đạo, đến nay trang các ngươi đã coi trọng ta như thế thì muôn vạn năm về sau ta cũng sẽ hết lòng với trang các ngươi”, rồi ngài ban cho phụ lão, đệ tử, gia thần năm nén bạc, sau này đem mua ruộng để dùng vào việc thờ cúng. Một hôm, trở về đến địa đầu trang Bình Lãng, Huyện Cẩm giàng, ngài truyền cho sĩ tốt, gia thần bày tiệc rượu, Ngài than thở: “ Đại Nghĩa Vua tôi sao có thể quên được” Bỗng dưng thấy trời đất tối sầm, mây vàng một dải như hình chiếc lụa đỏ từ trên trời xà xuống, trong dinh thấy Ngài cưỡi mây bay lên tít trên cao không nhìn thấy nữa, ấy chính là lúc Ngài hoá vậy ( Khi ấy là ngày 15 tháng 3 thì hoá). Chỉ lát sau, trời đất lại quang đãng trở lại, sĩ tốt gia thần đều kinh hãi và quay về lập miếu thờ Ngài.
Thế rồi, khi Thế Tông Hoàng Triều cho ghi sự tích các công thần, thấy Ngài có danh tích và công trạng với Nhà Lê, bèn sai sứ đến sắc phong cho Ngài, Nguyên tự thần hiệu là Thái Bạt Linh ứng Đại Vương.
Rồi tặng Phong là :
Linh Tế/ Tể, Linh Diệu, Bảo Chấn, An Dân, Khuông Phù, Tá Trị, Hiểu Hựu, Trung liệt Đại vương,
lại tặng thêm bài thơ:
Dịch nghĩa:
Bảng hổ ghi danh đỗ đạt, sớm làm rạng rỡ bản thân,
Đáng khen cho việc đem lòng trung hiếu để báo đền ơn Vua, công Cha Mẹ.
Bình sinh, ba ngôi thời như một, thật không hổ thẹn
Là người xoay ngang ( Một mình một chiến tuyến), chán ghét cảnh vàng son.
Dịch thơ:
Bảng hổ đề danh sớm nổi thân,
Dốc lòng trung hiếu đạo con dân.
Thờ ba như một lòng không thẹn
Chán cảnh vàng son gương thế nhân.
Lại nói, từ đấy về sau ngài đều linh ứng rõ ràng, nên có nhiều Vua chúa phong mỹ tự Anh Linh, và Sắc chỉ cho dân trang Phan xá trung tu miếu điện để phụng thờ như trước, quả tốt đẹp thay !
Phụng khai các ngày sinh, hoá cùng chữ huý, tất thảy hai chữ Thái Bạt đều cấm, và chuẩn cho trang Phan xá thờ phụng; khi hành Lễ thì y phục màu Vàng, Tía đều cấm.
-Vào tiết sinh nhật của Thần 10 tháng giêng, theo chính lệ thì biện lễ trên có đồ chay, phẩm quả, dưới thì tuỳ nghi, ca hát 3 ngày.
-Vào ngày hoá của Thần 15 tháng 3, theo chính lệ thì biện lễ trên có mâm chay, dưới có thịt lợn đen, xôi, rượu, bánh dày
- Chính bản do Hàn Lâm Viện Lễ Bộ, Đông Các Đại Học Sỹ Nguyễn Bính soạn vào Ngày tốt tháng Giêng niên hiệu Hồng Đức năm đầu 1572
- Nội các Bộ Lại chép nguyên theo cựu Chính bản vào ngày tốt tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 ( 1740)
- Vâng sao lại vào ngày tốt tháng 11 năm Duy Tân thứ 6 (1912).
Hiện nay bài vị tại Đình Làng Phan xá- Xã Tống Phan- Huyên Phù Cừ- Tỉnh Hưng yên còn ghi rõ với dòng chữ:
Lê Triều Bảng nhãn, Hàn lâm thị thư Nguyễn Công Huý Thái Bạt lịch phong Trung liệt Đại vương, Đương cảnh phúc thần
-Sao chép nguyên văn Ngày tháng năm 2010 :
- Bản Thần tích - Đình Làng Phan xá-
Xã Tông phan - Huyện Phù cừ - Tỉnh Hưng Yên
2- Đạo Sắc niên hiệu -Tự Đức thứ 6-( 1853)
Sắc cho xã Phan xá, huyện Phù cừ Tỉnh Hưng yên
nguyên thờ thần hiệu, mà chưa được dự phong.
Nay Trẫm cả nhận mệnh trời, mở rộng ân điển, đồng ý cấp cho là Thánh Hoàng với một đạo sắc tặng là:
Bản cảnh thành hoàng Linh phù chi thần. Chuẩn cho xã ấy phụng sự. Thần hãy giúp đỡ, chở che cho lê dân của Trẫm.
Kính cẩn theo đấy !
Ngày 14 tháng 5 năm Tự Đức Thứ 6 (1853)
3- Đạo Sắc niên hiệu Tự Đức thứ 33 - ( 1885)
Sắc chỉ ban cho Làng Phan xá, huyện Phù cừ Tỉnh Hưng yên thờ phụng Bản cảnh thành hoàng Linh phù chi thần như trước. Đã từng được ban cấp sắc phong đồng ý cho thờ tự rồi.
Năm Tự Đức 31 (1879) gặp đúng dịp mừng thọ 50 tuổi của Trẫm, nên ban chiếu báu, mở rộng ân lễ, thăng thêm phẩm trật, đồng ý cho thờ phụng như trước. Nay nhân dịp quốc khánh mà mở tự điển trong dịp quốc khánh này.
Kính cẩn theo đấy !
Ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức Thứ 33 (1885)
4-Đạo Sắc niên hiệu Đồng khánh thứ 2-(1887)
Sắc ban cho Bản cảnh thành hoàng phù chi thần.Từ trước đến nay thần giúp nước, che dân linh ứng rõ ràng, đã từng được đội ơn ban cấp, sắc tặng và được lưu ở trong điền chế tế tự. Đến nay Trẫm cả nhận mệnh trời, xa nhớ ơn thần, cho nên gia tặng là:
Dực bảo Trung hưng chi thần. Vẫn đồng ý cho xã Phan xá huyện Phù cừ tỉnh Hưng yên phụng sự như trước. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho lê dân của Trẫm.
Kính cẩn đấy!
Ngày mồng 1 tháng 7 niên hiệu
Đồng khánh thứ hai (1887)
2- Đạo Sắc niên hiệu Khải định( 1917)
Sắc ban cho làng Phan xá, huyện Phù cừ, tỉnh Hưng yên, thờ phụng Nguyễn Thái Bạt là bậc Đại vương tôn thần linh ứng đã rõ ràng, Đến nay Trẫm cả mệnh trời, xa nhớ ơn thần, cho nên phong tặng rõ là:
Dực bảo Trung hưng Linh phù chi thần
Đồng ý cho dân xã ấy phụng sự. Ngõ hầu ( Mong rằng) thần hãy giúp đỡ, chở che cho lê dân của Trẫm.
Kính cẩn theo đấy !
Ngày 18 tháng 3 Khải định thứ 2 (1917)
6- Đạo Sắc niên hiệu Khải định (1924)
Sắc phong ban cho làng Phan xá, huyện Phù cừ tỉnh
Hưng yên, thờ phụng nguyên tặng: Thái Bạt Dực bảo Trung hưng Linh phù Lê Triều Bảng nhãn Thị Thư Nguyễn Đại vương tôn thần như trước. Thần đã giúp nước, che dân, linh ứng rõ ràng. Đã từng được đội ơn ban sắc phong đồng ý cho thờ tự. Đến nay đùng vào dịp mừng thọ 40 tuổi của Trẫm, nên ban chiếu báu, mở rộng ân điển, thăng thêm phẩm vật và gia tặng rõ là
“ Quang ý trung đẳng thần”, đặc chuẩn cho thờ phụng, nay nhân dịp kỉ niệm quốc khánh mà mở rộng tự điển.
Kính đấy !
Ngày 25 tháng 7 Khải định thứ 9 (1924)
6- Đình làng Phan xá còn lưu giữ bằng chữ Hán dịch ra như sau)
a-Bài vị
Lê triều bảng nhãn, Hàn lâm viện thị thư Nguyễn Công
Húy Thái Bạt lịch phong Trung liệt Đại vương, Đương cảnh phúc thần.
b-Hoành phi đại tự
Thiên thu chính khí
Dịch: ( Khí tiết chính trực ngàn thu)
Lưu danh thiên cổ
Dịch: ( Lưu danh nghìn thủa)
Địa linh nhân kiệt
Dịch: (Đất linh sinh ra người tài giỏi)
Thượng đẳng tối linh
Dịch: (Thần thiêng nhất trong hàng thượng đẳng)
c-Cuốn thư:
Hổ bảng danh đề tảo trí thân
Hảo tương trung hiếu đáp quân thân
Sinh tam sự nhất chân vô quý
Tu sái hoàng kim ngọc đới nhân
Dịch: (Bảng hổ đề danh sớm nổi thân
Dốc lòng trung hiếu đạo con dân
Thờ ba như một lòng không thẹn
Chán cảnh vàng son giương thế nhân)
d- Câu đối :
Tú khí sở chung tự cổ hiển linh vu tư ấp
Minh thần chi tứ dữ dân tương lạc ư thử đình
Dịch : Hun đúc khí tốt lành, từ xưa đã hiển linh ra tại đất này
Được phong đấng minh thần, vui cùng dân cũng ở đình đây
Phù Lê cừu Mạc thanh danh hiển hách tráng sơn hà
Thóa diện trung can nghĩa khí anh hùng lưu vạn cổ.
Dịch : Giúp nhà Lê, hận nhà Mạc, tiếng tăm hiển hách với núi sông.
Nhổ vào mặt, có gan trung, nghĩa khí anh hùng còn muôn thủa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét